1. #1
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts

    ::: Big bike Offroad technic - Kỹ thuật chạy xe lớn Offroad

    Adventure bike có vẻ đang dần thịnh hành hơn tại VN, và các chuyến đi mang "hơi hướng" adventure càng ngày càng nhiều.
    Để những chuyến đi đó luôn an toàn, vui vẻ và thực sự được trải nghiệm, thì việc làm chủ chiếc xe của mình trên mọi loại địa hình là điều tối cần thiết.
    Rất tiếc ở VN chưa có đơn vị, tổ chức nào hướng dẫn một cách bài bản, hệ thống, về việc làm chủ chiếc xe adventure của mình; phần lớn anh em chạy Adv hiện tại đều tự mày mò, tự tìm hiểu và tiến bộ qua từng chuyến đi. Càng đi nhiều, càng qua nhiều địa hình khó, càng ngã nhiều thì càng thêm kinh nghiệm.
    Theo các bài hướng dẫn, về cơ bản là kỹ thuật chạy Big bike offroad khác hẳn với chạy trên đường nhựa, khác hẳn kỹ thuật chạy Sportbike, hay Naked bike; có một số động tác hơi giống chạy Dirtbike (cào cào) - chứ không phải giống hết đâu nhé.
    Mình sẽ gom lại ở topic này những Video Clip và một số nguyên tắc, khuyến cáo (tips) để chạy xe lớn Offroad.
    ACE cứ xem từ từ từng clip, từ "nhẹ" tới "nặng", tự thực hành nếu có điều kiện.
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  2. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  3. #2
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Clip trên mạng thì rất nhiều, tuy nhiên qua thời gian tìm hiểu và làm quen với ADV bikes thì mình thấy những clip post ở đây khá phù hợp với ACE.

    Đầu tiên, hãy xem một vài clip chuyên nghiệp, do những biker dày dạn kinh nghiệm, thể hiện những kỹ thuật on/offroad rất tốt, để biết được giới hạn của big bike đến đâu trong môi trường offroad.









    Note: Các clips này đều xem được ở chế độ HD.
    Nếu được, hãy nối máy tính của bạn với màn hình TV LCD. Enjoy!
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  4. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  5. #3
    Avatar của Luumanh_lichsu
    Tham gia ngày
    Apr 2013
    Bài gửi
    117
    Thanks
    777
    Thanked 87 Times in 46 Posts
    2 clip cuối nhìn bon khoai tay chay GS kinh thiệt hehehe . Lốp chay cung đường này hình nhu loai gai lớn thì phải .
    Sơ bộ thì đường nhưa ngồi chạy , dường offroad thì đứng chạy , chưa thấy đoạn nào nằm chạy kekekek .
    LMLS

  6. Các thành viên dưới đây cảm ơn Luumanh_lichsu về bài viết hữu ích:


  7. #4
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Đừng quá lăn tăn nếu xe của bạn bị kẹt lại hoặc quay lơ ở một đoạn đường nào đó có địa hình hiểm trở, khó nhằn... bởi vì ở một góc nhìn nào đó, đấy mới là sự hấp dẫn, lôi cuốn của Adventure riding.

























    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  8. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  9. #5
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Okay, giờ tới phần technic nhé.

    Đầu tiên có lẽ là phải xác cmn định là khi đã dấn thân vào cái của này thì xe cộ cấm được xót. Đồ nghề bảo hộ cho thằng nài phải đầy cbn đủ một cách nghiêm túc.

    Rồi! Giờ tới phần chuẩn bị quan trọng là chuẩn bị cho xe cộ.

    - Các thứ các cái trên xe thì khỏi nói thì ACE cũng cơ bản đã biết, vô số các loại chống đổ, thanh chống, bảo vệ lốc máy, bảo vệ gầm máy, bình dầu, sensors, tay lái, đèn pha, két nước, két nhớt, v,v...

    - Sử dụng các loại lốp có gai (knobbies tires) là lốp dùng cho đường xấu, offroad... Về chi tiết thì nên tìm hiểu thêm xem loại nào phù hợp với xe và mới tuyến đường của mình.

    - Khi chạy offroad, phần lớn thời gian là biker đứng lên để điều khiển xe, do vậy khi chuẩn bị cho chuyến offroad thì phải kiểm tra xem xe mình đã được set-up phù hợp với điều kiện mặt đường từ xấu đến rất xấu hay chưa:

    + Các đồ gắn thêm vào xe cần kiểm tra và đảm bảo là không bị rơi rớt, gãy vỡ... khi xe bị tưng lúc gặp đường xấu. Một số thứ gắn ngoài cần kiểm tra như GPS, máy quay phim, máy ảnh, túi bình xăng, các loại thùng side và top box...

    + Dựng chân chống đứng của xe. Đứng lên trên 2 chỗ để chân và thử với tay điều khiển tay lái của xe xem thế nào. Tay lái nên xoay hơi hướng lên trên về phía người lái một chút. Nếu đứng lên mà phải cúi xuống nhiều mới với được tay lái thì cần lắp thêm bar-riser để nâng tay lái lên. Hai tay phanh và tay côn nên xoay hơi chúi xuống đất, để khi đứng lên vẫn có thể bóp phanh, bóp côn được thoải mái.

    + Vẫn đứng trên xe, thử chân số và chân phanh xem với đôi giày bảo hộ và trong trạng thái đứng như vậy thì mình có vào số, đạp phanh thoải mái không. Nếu không cần chỉnh lại góc nghiêng của chân phanh và cần số cho phù hợp.
    Với nhiều loại giày Enduro/Offroad rất dày và cứng thì nhiều khi phải lựa chọn điều chỉnh giữa nhấn xuống và móc lên. Có chú ý nhỏ là nên ưu tiên chỉnh cần số để làm sao "nhấn xuống" được dễ dàng nhất.

    + Khuyến cáo nên tắt ABS khi offroad.

    + Giảm áp suất bánh xe để tạo thêm ma sát khi offroad. Tùy thuộc vào loại bánh xe, trọng lượng của xe, người lái và đồ đạc trên xe thì điều chỉnh áp suất xe cho phù hợp. Về cơ bản thì với thể trạng VN tầm 70-80kg với GS có đồ trong 3 thùng thì nên để áp suất tầm 20psi (1.3 atm | bar) hoặc hơn tí là được.

    + Nếu xe của bạn có 2 bàn để chân loại cao su trơn thì nên thay bằng loại kim loại, có gai, để giúp ma sát với đế giày tốt hơn. Khi xe bị xóc trên điạ hình offroad thì giày rất dễ bị trượt ra khỏi bàn để chân, rất nguy hiểm.

    - Một điều quan trọng nữa là nên chuẩn bị một bộ dụng cụ cơ bản, để sẵn sàng xử lý, sửa chữa những hỏng hóc trong quá trình chạy offroad. Mỗi loại xe cần có những bộ dụng cụ khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nên chọn lọc những thứ cần thiết để mang theo mà thôi, tránh ôm đồm, vừa nặng nề mà không hiệu quả.
    Tùy vào loại xe của bạn là xe gì, có thể hình dung sơ bộ ra một số bộ phận có thể hư hỏng khi offroad và bị ngã như dàn nhựa, chân phanh, chân số, tay phanh tay côn (nếu không có handguards) gương chiếu hậu, đèn signal, két dầu / nước, cùm/đĩa thắng, các loại đèn đóm lắp thêm, v.v...
    Một số thứ vật tư nên có để xử lý hậu quả offroad cần mang theo như: băng keo bản rộng (3-5cm) loại tốt, băng keo cách điện, dây rút nhựa, cổ dê, dây thun chằng đồ, đoạn dây thép, dây điện, một vài con ốc nhỏ thay thế, keo 2 thành phần (epoxi).
    Nếu xác định đi vài ngày và offroad nhiều thì nên mang theo cả dầu dự phòng (lub-oil) để châm thêm, vì có rất nhiều xe bị hao dầu khi máy làm việc nặng nhọc.

    Đấy, cơ bản công tác chuẩn bị mình list ra như thế. ACE ai thấy cần thêm gì thì comment giúp nhé.







    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  10. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  11. #6
    Avatar của dstung
    Tham gia ngày
    Apr 2013
    Đến từ
    HCM
    Bài gửi
    110
    Thanks
    423
    Thanked 99 Times in 62 Posts
    Bài anh Ngựa hay và khá đầy đủ rồi - kinh nghiệm bản thân của Ngựa hay tham khảo các nơi, theo mềnh nghĩ là cả 2 đúng kg?

    Kỹ năng chạy xe đứng khi vào đường off khá là khó vì đa số đều chỉ quen chạy ngồi, việc này đòi hỏi thời gian để cảm nhận khi chạy đứng trên xe của mình như thế nào từ đó mới có thể điều chỉnh tay lái, độ nghiêng của tay phanh, tay côn, chân số, chân phanh cho phù hợp.

    Và đúng như Ngựa đã nói lúc đầu là phải xác định việc dễ dàng bị té lăn cù mèo là bình thường, nhưng do là big bike nên cần trang bị các loại chống đổ thật tốt, theo như bản thân em thấy thì mấy cục nhựa slider nên quên khẩn trương ngay, mà là phải có các bộ càng crashh bar bằng sắt hay inox, vừa để đỡ thiệt hại cho xe và cũng để đỡ cho chân khỏi bị đè gãy hay chấn thương.

    Việc xì mềm lốp là cần thiết nhưng cũng rất dễ để lại hậu quả nghiêm trọng do khi lốp mềm thì bám đường tốt hơn, nhưng phang phải đá cứng, sắc cạnh hoặc ... thì rất dễ téc vỏ, và trong vụ téc vỏ này thì khỏi cứu, chỉ còn cách thay vỏ mới mà thôi. Do đó đừng xì bánh xe đến gần mức giới hạn cho phép của vỏ, theo em nghĩ chỉ nên xì mềm hơn so với onroad khoảng 0,5bar là ok roài. Trong vụ này thì tất nhiên các xe nên trang bị bơm điện để khi ra onroad thì bơm lại ngay, vỏ mềm mà phang tốc độ cao onroad thì nó bào vỏ phải biết.

    Nói thật em chưa có xíu kinh nghẹm big bike offroad nào, cái này là iem chỉ đoán mò khi em chơi cross enduro mà ra, nên góp vui gọi là. Nếu sai nhờ mọi người sửa dùm để ở một thì tương lai nào đó biết đâu iem cũng kiếm đc 1 con ặc ven chờ big bike (mong nhắm).

  12. Các thành viên dưới đây cảm ơn dstung về bài viết hữu ích:


  13. #7
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Vâng bác dstung, em cũng gom từ nhiều thứ, chọn lọc những cái mà bản thân thấy phù hợp với AE mình và khả thi nhất, thực tế nhất để áp dụng và liệt kê ra đó.
    Chứ thật sự nếu mà nói "nào, bắt đầu tìm hiểu offroad riding bằng big bike đi", thì đúng là bịt mắt đi vào rừng luôn á!
    Em cũng nghiên cứu bike set-up cho dirtbike rồi, thấy có nhiều điểm khá tương đồng, và thật sự là kinh nghiệm chạy dirtbike sẽ là cực tốt cho bigbike offroad.
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  14. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  15. #8
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    OK, phần lý thuyết bằng chữ coi như tạm vậy đi.
    Giờ tới phần lý thuyết và đá chút thực hành bằng hình ảnh sống động.
    Như nói ở phần đầu, AE cứ nên xem từ từ, nhấn nhá từng clip, mặc dù có vẻ hơi bị nhàm chán nhưng nếu để ý người ta nói và thực hành thì sẽ thấy những lỗi mình dễ mắc phải.

    Clip đầu tiên này khá dài (1 tiếng rưỡi), rất chi tiết, thậm chí hơi bị chi tiết quá cái đoạn quay học viên thực hành nhiều quá.
    Đoạn đầu có nói tới một số lỗi thường gặp khi mới nhập môn, như sai tư thế, quá cứng, v.v...
    Sau có đoạn kiểm tra xe và điều chỉnh một số thứ giống như nói ở trên.
    Và tiếp theo là tới các bài thực hành như điều khiển xe khi đứng, dừng xe, chuyển hướng, vào cua, v.v...


    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  16. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  17. #9
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Phần dưới đây là tổng hợp một series các bài tập nhỏ, riêng lẻ.

    Đầu tiên là Throttle Control (điều khiển tay ga):




    Tiếp theo là Emergency stop (dừng xe) giống với Trail stop ở clip trong post trên:

    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  18. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  19. #10
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Now, Riding thru sand - Chạy xe trên cát.

    Uhm, chạy xe lớn trên cát thật sự là điều không dễ dàng chút nào, nhất là đối với những xe có tự trọng trên 200kg. Nếu có thêm 2 thùng 2 bên nữa thì lại càng khó điều khiển.



    Trong Clip, có một số điểm mà người hướng dẫn nhắc nhở cần chú ý như sau:
    - Look up: Nên nhìn về phía trước, xác định hướng đi từ xa, nhìn vào nơi nào muốn xe đi tới, tránh nhìn xuống gần bánh trước.
    - Constant, adequate speed: Giữ tốc độ cố định, phù hợp. Tránh lên ga, xuống ga liên tục.

    Qua một vài lần chạy trên cát kiểu này, mình thấy thế này:
    - Khi chạy đường xấu, đường offroad, nhiều ổ gà... thì hai tay, vai và hông thả lỏng; còn khi chạy trên cát thì tay và vai phải giữ cứng hơn chút. Nếu không cứng tay hơn thì rất dễ bị xỉa và đồng thời không giữ được tốc độ ổn định.
    - Thêm một yếu tố nữa là chạy trên cát phải cứng bóng vía một tí. Nếu thấy chỗ cát có độ dày lớn hoặc có hõm, hay có mô, gò thì cứ chắc tay, thẳng tiến; nếu chần chừ, do dự là nguy cơ ngả xe rất cao. Hơi chậm lại một chút là ngay lập tức bánh xe có cảm giác lún xuống cát hơn so với lúc đang giữ tốc độ bình thường.
    - Riêng chạy trên cát, nếu bị ngã thì cơ bản là có thể điều khiển được cần xe ngã về bên nào. Nếu phải ngã, thì mình thấy nên để xe ngả xang bên trái. Tại sao vậy? Có mấy cái thế này:
    + Bên trái là bên thuận của mình khi tiếp xúc với xe, do đó mọi thao tác khi đứng bên trái xe thì đều có cảm giác và lực tốt hơn.
    + Bên trái có chân chống nghiêng, khi dựng xe lên tới một góc vừa phải thì có thể gạt chân chống xuống và ổn định xe rồi. Nếu ngả sang bên phải, dựng xe lên thì sẽ phải đẩy qua phía bên trái mới chống được, đứng bên phải mà đẩy xe nghiêng qua trái thì vừa mất nhiều lực hơn, lại rất phiêu (rất sợ) không biết xe có dừng lại ở chân chống hay nó lại lật tiếp qua bên kia!!
    + Một yếu tố quan trọng nữa để chủ động ngả xe sang bên trái vì khi dựng xe lên thì phải nắm vào tay nắm (ghi đông) để nhấc xe lên, nếu dựng xe từ bên phải thì phải nắm vào tay ga, vừa có nguy cơ làm hỏng tay/dây ga, lại vừa hạn chế lực nâng xe.
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  20. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


  21. #11
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts
    Now, Riding thru sand - Chạy xe trên cát.

    Uhm, chạy xe lớn trên cát thật sự là điều không dễ dàng chút nào, nhất là đối với những xe có tự trọng trên 200kg. Nếu có thêm 2 thùng 2 bên nữa thì lại càng khó điều khiển.



    Trong Clip, có một số điểm mà người hướng dẫn nhắc nhở cần chú ý như sau:
    - Look up: Nên nhìn về phía trước, xác định hướng đi từ xa, nhìn vào nơi nào muốn xe đi tới, tránh nhìn xuống gần bánh trước.
    - Constant, adequate speed: Giữ tốc độ cố định, phù hợp. Tránh lên ga, xuống ga liên tục.

    Qua một vài lần chạy trên cát kiểu này, mình thấy thế này:
    - Khi chạy đường xấu, đường offroad, nhiều ổ gà... thì hai tay, vai và hông thả lỏng; còn khi chạy trên cát thì tay và vai phải giữ cứng hơn chút. Nếu không cứng tay hơn thì rất dễ bị xỉa và đồng thời không giữ được tốc độ ổn định.
    - Thêm một yếu tố nữa là chạy trên cát phải cứng bóng vía một tí. Nếu thấy chỗ cát có độ dày lớn hoặc có hõm, hay có mô, gò thì cứ chắc tay, thẳng tiến; nếu chần chừ, do dự là nguy cơ ngả xe rất cao. Hơi chậm lại một chút là ngay lập tức bánh xe có cảm giác lún xuống cát hơn so với lúc đang giữ tốc độ bình thường.
    - Riêng chạy trên cát, nếu bị ngã thì cơ bản là có thể điều khiển được cần xe ngã về bên nào. Nếu phải ngã, thì mình thấy nên để xe ngả xang bên trái. Tại sao vậy? Có mấy cái thế này:
    + Bên trái là bên thuận của mình khi tiếp xúc với xe, do đó mọi thao tác khi đứng bên trái xe thì đều có cảm giác và lực tốt hơn.
    + Bên trái có chân chống nghiêng, khi dựng xe lên tới một góc vừa phải thì có thể gạt chân chống xuống và ổn định xe rồi. Nếu ngả sang bên phải, dựng xe lên thì sẽ phải đẩy qua phía bên trái mới chống được, đứng bên phải mà đẩy xe nghiêng qua trái thì vừa mất nhiều lực hơn, lại rất phiêu (rất sợ) không biết xe có dừng lại ở chân chống hay nó lại lật tiếp qua bên kia!!
    + Một yếu tố quan trọng nữa để chủ động ngả xe sang bên trái vì khi dựng xe lên thì phải nắm vào tay nắm (ghi đông) để nhấc xe lên, nếu dựng xe từ bên phải thì phải nắm vào tay ga, vừa có nguy cơ làm hỏng tay/dây ga, lại vừa hạn chế lực nâng xe.
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  22. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình

Ðăng nhập

Ðăng nhập