Threaded View

  1. #1
    Avatar của VietHorse
    Tham gia ngày
    Feb 2013
    Bài gửi
    2.144
    Thanks
    1.861
    Thanked 4.375 Times in 1.345 Posts

    Exclamation [Chia sẻ] - Sai làn đường và những hậu quả - Stay in YOUR lane!



    Vẫn biết để vượt một chiếc xe tải cồng kềnh hay một xe tập lái chạy lè phè trên đường Việt Nam là cực kỳ khó khăn nếu không lấn làn (sang làn đường của chiều ngược lại) - nhưng chắc chắn, ai cũng biết sự nguy hiểm và những hậu quả có thể có của việc lấn làn. Và điều đó càng thêm nguy hiểm khi lấn làn trong những cung đường cong, nhiều cua quẹo.

    Ở đây, xin bàn về làn đường (lane) trong phạm vi kỹ năng ôm cua (cornering) của bikers.
    Nguyên tắc "Start wide, Plan to finish tight" (vào cua rộng, chủ động ra cua hẹp) có lẽ khá quen thuộc với bikers:



    Nhưng khi đang lưu thông trên đường có 2 làn xe ngược chiều nhau, có vạch chia làn đường, thì nguyên tắc "Start wide, plan to finish tight" chỉ nên áp dụng trong phạm vi làn đường của mình, chứ không phải là "start wide" trong cả phạm vi lòng đường.
    - Về cơ bản, trong cả quá trình từ lúc chuẩn bị vào cua tới lúc ra cua thì chỉ nên gói gọn trong làn đường của mình - nếu lấn sang làn ngược chiều thì người đầu tiên ảnh hưởng sẽ là chính mình.
    - Nếu đang vào cua mà lấn làn, bất ngờ gặp xe ngược chiều thì rất dễ giật mình, mất chủ động trong việc kìm ga, chọn số và đổ người, mất cảm giác về trọng tâm của xe. Nếu không tránh kịp thì đương nhiên sẽ va chạm với xe ngược chiều, hoặc nhẹ hơn thì xe vẫy đuôi, khả năng xòe là gần như không tránh khỏi.
    - Ngoài ra (trong trường hợp cua phải, ở đường sá Việt Nam) nếu vào cua quá sát hoặc băng qua vạch kẻ tim đường thì còn phải đối mặt thêm ít nhất 2 rủi ro nữa:
    + Đó là vạch sơn kẻ đường có chỗ mỏng, chỗ dày khác nhau; nếu mỏng, biker sẽ không cảm nhận thấy sự khác biệt giữa ma sát của lốp xe với mặt đường hay với sơn kẻ đường. Còn nếu vạch kẻ đường dày, khi lốp xe lăn qua nó sẽ có cảm giác gợn tay lái, bề mặt sơn làm ma sát giảm đi nhiều so với ma sát trên bề mặt đường - khả năng trượt bánh do nghiêng xe trên vạch kẻ đường là rất dễ xảy ra.
    + Khu vực vạch kẻ tim đường thường là nơi mật độ xe lưu thông qua đó gần như ít nhất trên toàn bộ mặt đường. Do đó, dọc theo vạch kẻ tim đường thường hay có nhiều cát, sỏi.. mà bikers khi đang vào cua rất khó nhận ra do bị lẫn với màu trắng hoặc vàng của sơn, hoặc do tập trung quá nhiều vào thao tác với xe nên không đủ bao quát. Chắc chắn ai cũng có thể hình dung ra hậu quả khi ôm cua trên mớ cát sỏi ấy như thế nào rồi...!!!



    - Lan man thêm một tí, việc giữ lane này cũng đúng cho cả những khi kẹt xe trên đường phố Việt Nam. Nếu thấy đường đang kẹt xe mà cứ lấn sang lane ngược chiều thì sẽ càng làm cho tình trạng kẹt xe thêm tồi tệ, cả 2 lane ngược nhau đều không di chuyển được.
    Hình dưới đây chụp cảnh một con đường có 2 làn xe ngược chiều nhau. Vì ngã tư phía trước nên lưu thông hơi chậm. Người đi xe máy quá sốt ruột nên cứ chen qua làn bên trái. Và hậu quả là chiều ngược lại bị chặn cứng ngắc. Tương tự như vậy cho làn bên phải, phía đầu kia của ngã tư người ta cũng chen lên như thế. Botay.com!



    Hãy bình tĩnh, giữ đúng làn đường của mình!

    Lần sửa cuối bởi VietHorse; 5th-October-2013 lúc 13:35
    Welcome to Viethorse.com

    Bạn gửi mail đến [email protected] nếu cần trợ giúp từ diễn đàn


  2. Các thành viên dưới đây cảm ơn VietHorse về bài viết hữu ích:


Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình

Ðăng nhập

Ðăng nhập